Tập luyện thể thao giúp cho xương khớp khỏe mạnh. Vậy tại
sao chúng ta không thực hiện nó thường xuyên. Dưới đây là các bài tập phòng ngừa
viêm khớp dạng thấp, giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn.
Một số bài tập phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
1. Bài tập Aerobic nhẹ
Những bài tập này sẽ
làm tăng sức mạnh của hệ xương khớp,
các cơ chân. Bài tập aerobic nhẹ như leo cầu thang, đi bộ…
Thực hiện: Đi bộ hoặc
leo cầu thang 20 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian theo sức chịu đựng của
cơ thể cho tới khi đạt 30-60 phút/ngày.
Một số bài tập phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
2. Bơi lội
Bơi lội là một trong
những môn thể thao tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho tất cả các khớp cũng
như hỗ trợ phòng ngừa viêm khớp dạng thấp.
Thực hiện: dùng một miếng
kickboard (một loại đồ chơi đi bơi giống miếng ván) dùng nó để di chuyển dưới
nước. Phấn đấu dần dần để có thể bơi 30 phút mỗi lần.
3. Isometric ngực
Bài tập này là một
cách khác để tạo cơ bắp.
Thực hiện: để hai tay
ngang ngực, hai lòng bàn tay áp vào nhau chặt nhất có thể. Giữ trong 5 giây rồi
để nghỉ. Thực hiện như vậy 5 lần, dần tăng thời gian lên 10-15 giây.
4. Bài tập cho đùi
Bài tập này giúp tăng
cường cơ ở bắp đùi và tập trung vào đầu gối
Thực hiện: ngồi trên
sàn nhà với 1 chân thẳng và 1 chân co. Giữ cơ đùi thật chặt và đếm đến 6, rồi đổi
chân. Dần dần tăng cường độ với thời lượng căng cơ lên 10-15 giây, thực hiện 2
lần/ngày với mỗi chân.
5. Bài tập căng cơ để tăng độ mềm dẻo
Kéo căng thường xuyên
là cách quan trọng để tăng cường sự linh hoạt và hồi phục vận động của các khớp.
Sau mỗi bài tập người bệnh tắm nước ấm. Nên đi bộ 10 phút trước khi tập căng cơ
để giảm nguy cơ chấn thương.
Chú ý: có thể dùng
khăn tắm để nối giữa 2 tay nếu cảm thấy việc nắm 2 tay với nhau khó khăn.
6. Co duỗi ngón tay
Thực hiện: đưa tay ra
phía trước, song song với vai, nắm chặt tay và mở rộng các ngón tay hết mức. Lặp
lại bài tập với cường độ tăng dần lên 20 động tác/lần.
7. Duy trì sự linh hoạt của cổ tay
Bài tập này cần 1 chiếc
bàn. Người tập ngồi cạnh bàn, tay phải để lên bàn, tay trái cầm các ngón tay phải
kéo nhẹ về đằng sau. Thực hiện thật chậm cho đến khi cảm thấy bắt đầu đau thì
thôi. Thực hiện 20 lần cho cả 2 tay.
8. Bài tập cho khuỷu tay
Thực hiện: tay để thẳng
song song với sàn nhà, ngửa bàn tay lên. Dùng tay còn lại kéo bàn tay kia về
phía sau, hướng lòng bàn tay về phía sàn nhà. Giữ trong 30 giây, sau đó đổi
tay.
9. Xoay hông
Thực hiện: ngồi trên
sàn nhà hoặc giường, chân duỗi thẳng, quay 2 cổ chân vào nhau giữ trong 5 giây
rồi quay 2 cổ chân ra ngoài. Dần dần tăng cường độ lên 10 giây và thực hiện 20
động tác/1 lần trong ngày.
10. Đôi chân linh hoạt
Thực hiện: mặt và lòng
bàn tay hướng vào tường, làm động tác đẩy tưởng. Thực hiện liên tục 30 lần.
Lưu ý
Tránh các bài tập nặng
như chạy, chơi tennis vì có thể làm tăng áp lực lên các khớp. Tập tạ cũng không
phải là hình thức luyện tập tốt cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Cân bằng giữa nghỉ
ngơi và luyện tập: mệt mỏi là hiện tượng phổ biến ở người viêm khớp dạng thấp,
vì vậy cần biết cân bằng giữa nghỉ ngơi, luyện tập. Nên nghỉ ngơi ngắn giữa các
bài tập sẽ giúp giảm đau và mệt mỏi.
Hoàng Thấp Linh – Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Để hỗ trợ điều trị bệnh
viêm khớp dạng thấp đạt hiệu quả hơn, người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm thực
phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh.
Sản phẩm được nghiên cứu
tại khoa xương khớp một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như bệnh viện E, bệnh viện Bạch
Mai, bệnh viện 108,… Hoàng Thấp Linh có thành phần chính là hy thiêm kết hợp với
các loại dược liệu quý khác như sói rừng, bạch thược, nhũ hương… phòng và hỗ trợ
điều trị viêm khớp, giảm đau khớp, giảm viêm, tăng cường vận động phục hồi khớp,
phòng ngừa tái phát bệnh.
Để hiểu
thêm thông tin, tác dụng của sản phẩm Hoàng Thấp Linh trong việc điều trị viêm
khớp dạng thấp mời các bạn theo dõi video sau đây để biết thêm thông tin chi tiết:
Video:
Ưu điểm của Hoàng Thấp Linh trong phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét